Đũa bị mốc do dùng lâu ngày hoặc không vệ sinh đúng cách là tình trạng dễ gặp trong nhiều gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết này và cùng Mao Bao tìm hiểu những cách bảo quản, vệ sinh đũa đúng cách để tránh bị mốc nhé!
Nguyên nhân khiến đũa bị mốc
Dùng đũa bị mốc gây nên nguy hiểm tiềm tàng
Đũa được làm sạch không đúng cách sẽ bị ẩm lâu ngày dẫn đến nấm mốc. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: đũa để lâu ngày không rửa, rửa bằng các loại nước rửa chén tự chế không đảm bảo vệ sinh,...
Nếu dùng đũa bị nấm mốc, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như ói mửa, tiêu chảy, hoặc nặng hơn thì gây nên các bệnh ung thư.
Cách vệ sinh, bảo quản đũa đúng cách để tránh bị mốc
Không dùng đũa ngay sau khi mới vừa mua về
Những chiếc đũa lúc mới mua về cũng đã để rất lâu ở môi trường không được sạch. Bạn không thể đảm bảo 100% các quy trình bảo quản trước đó có hợp vệ sinh hay không. Vì thế, khi mới mua về bạn nên ngâm đũa trong nước sôi có pha muối loãng, sau đó đem phơi khô dưới nắng để diệt khuẩn rồi mới sử dụng,
Rữa thật kỹ sau khi sử dụng
Không nên để đũa quá lâu trong bồn, mà hãy rửa sau bữa ăn với dung dịch rửa đảm bảo vệ sinh an toàn. Nếu các vết bẩn quá cứng đầu, có thể luộc đũa với nước sôi + chanh (hoặc giấm) để tẩy đi các vết dầu mỡ, thức ăn bám trên đũa.
Vệ sinh đũa định kỳ
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn có thế vệ sinh đũa định kỳ hàng tuần bằng cách luộc đũa với nước sôi + chanh (hoặc giấm) để diệt vi khuẩn ẩm mốc, sau đó đem phơi dưới nắng và sử dụng.
Vệ sinh khay đựng đũa thường xuyên
Khay đựng đũa bị bẩn hoặc đọng nước là môi trường lý tưởng cho các loài vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi và phát triển. Ngoài vệ sinh đũa, bạn cũng nên để ý vệ sinh khay đựng đũa nữa nhé.
Viết bình luận