NHỮNG MẸO TIẾN ÔNG TÁO VỀ TRỜI - BẾP NHÀ ẤM NO, CẢ NĂM SUNG TÚC

NHỮNG MẸO TIẾN ÔNG TÁO VỀ TRỜI - BẾP NHÀ ẤM NO, CẢ NĂM SUNG TÚC

Theo văn hóa, truyền thống của người Việt Nam, ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự no ấm, đủ đầy, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần bếp" chuyên cai quản việc bếp núc. Hãy cùng Mao Bao tìm hiểu những mẹo hay để việc tiễn ông Táo được diễn ra suôn sẻ nhé.

Thời gian cúng:

Theo Lịch vạn niên, thời gian tốt nhất để đưa ông Táo về trời là giờ Thìn (7h-9h) và giờ Tị (9h-11h)

Theo dân gian, giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy họp để chuẩn bị về trời, nên đây được coi là thời gian linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về trời (tốt nhất là trước 12h trưa).

Mâm cúng

Tùy theo văn hóa của từng vùng miền mà lễ vật cúng ông Táo là khác nhau. Việc cúng tiễn được thực hiện tại nhà, gồm có:

  • Một mâm cỗ mặn, trầu, cau, rượu, bánh kẹo,...
  • Bộ mũ áo, hia hài Táo Quân, vàng nén
  • Cá chép
  • Nhang thơm, bình hoa tươi
  • Hoa quả

Tùy theo thói quen mỗi nhà mà vị trí đặt mâm cúng là khác nhau. Có nhà đặt trong bếp, có nhà vừa đặt trong bếp vừa đặt trên bàn thờ,... Tuy nhiên, việc cúng tiễn cần được thực hiện trang nghiêm.

 

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi